.1. Tình hình chung
– Tỉnh Salavan là một tỉnh nằm trong khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC), tiểu vùng Mê-kông (GMS) và khu vực Tam giác phát triển (Campuchia, Lào, Việt Nam – CLV). Phía Đông giáp Việt Nam (tỉnh Quảng Trị, Thừ Thiên Huế); phía Tây giáp Thái Lan (tỉnh Ụ-bôn); phía Nam giáp tỉnh Chăm-pa-sắc và tỉnh Xê-koong; phía Bắc giáp tỉnh Sạ-vẳn-nạ-khệt.
– Dân số: 450.000 người (2022).
– Diện tích: 1.069.100 ha, chia làm ba khu vực:
+ Khu vực đồng bằng có diện tích 497.920 ha, chiếm 46%; là khu vực có thế mạnh về lĩnh vực nông nghiệp, cấy lúa chiêm và lúa mùa, trồng cây mùa khô, nông nghiệp chế biến và dịch vụ.
+ Khu vực cao nguyên có diện tích 207.700 ha, chiếm 19%; phù hợp với việc trồng cà phê, chuối, sa nhân và một số loại cây ăn quả khác; có điều kiện trong việc sản xuất công nghiệp chế biến, chăn nuôi và dịch vụ gắn liền với hoạt động du lịch.
+ Khu vực miền núi có diện tích 363.475 ha, chiếm 35%; phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp ngắn và trung hạn, dịch vụ du lịch, thủy điện quy mô nhỏ và vừa.
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình từ 3 – 5%/năm.
– Thu nhập bình quân đầu người đạt 981 USD.
– Số liệu nổi bật trên lĩnh vực kinh tế – thương mại:
+ Sản phẩm quan trọng (năm 2021): gạo 385.000 tấn; cà phê 32.100 tấn; sắn 1.014.390 tấn; ngô 13.320 tấn; chuối 113.260 tấn; trâu, bò 207.500 con; xi măng 276.700 tấn.
+ Giá trị xuất khẩu đạt trên 10 triệu USD/năm.
2. Hoạt động đầu tư trong và ngoài nước
– Có 55 dự án đầu tư với tổng giá trị đầu tư đạt 1.652 tỷ kíp; trong đó có 31 dự án đầu tư của nước ngoài với giá trị đầu tư đạt 1.270 tỷ kíp.
Tỷ lệ đầu tư theo lĩnh vực: dịch vụ chiếm 21%; công nghiệp chiếm 31%; nông – lâm nghiệp chiếm 48%.
Tỷ lệ đầu tư của các nước: Việt Nam chiếm 43,04%; Trung Quốc chiếm 41,63%; Thái Lan chiếm 7,82%; các nước khác chiếm 7,46%.
– Có 126 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau (năm 2021) với số vốn đăng ký là 504,32 tỷ kíp.
3. Thế mạnh và cơ hội đầu tư tại tỉnh Salavan
– Công nghiệp du lịch và dịch vụ liên quan đến du lịch.
– Công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông nghiệp.
– Công nghiệp sử dụng lao động số lượng lớn.
– Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng.
– Hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng.
– Năng lượng điện quy mô nhỏ và vừa.
– Phát triển tài nguyên con người và đào tạo nghề cho lao động.
– Dịch vụ kết nối hệ thống giao thông vận tải và logictics.
4. Chính sách khuyến khích đầu tư tại tỉnh Salavan
4.1. Chính sách khuyến khích về mặt thuế thu nhập theo lĩnh vực và vùng
– Vùng 1: huyện Tạ-ội và huyện Sạ-muội được miễn trong 10 năm đối với hoạt động đầu tư kinh doanh theo lĩnh vực được quy định tại Điều 9, điểm 2, 3, 5 và tại điểm 6 được miễn thêm 5 năm.
– Vùng 2: huyện Sả-lạ-văn, huyện Làu-ngam, huyện Va-pi, huyện Không và huyện Lạ-khon-phêng được miễn trong thời gian 5 năm đối với hoạt động đầu tư kinh doanh theo lĩnh vực được quy định tại Điều 9, điểm 2, 3, 5 và tại điểm 6 được miễn thêm 3 năm.
4.2. Những thuận lợi đối với nhà đầu tư
– Chi phí trong hoạt động kinh doanh thấp: tiền lương cho lao động ở mức thấp dưới 100 USD/tháng; tiền điện, tiền nước, chi phí cho hoạt động liên lạc và các chi phí trong gia đình ở mức thấp so với các thành phố lớn.
– Mở rộng tiếp nhận các nhà đầu tư thực hiện đúng quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư, các quy định pháp luật khác của Lào có liên quan; đồng ý cho nhà đầu tư tham gia đầu tư vào gần như tất cả các lĩnh vực và ủng hộ việc đầu tư theo hình thức BOT, là hình thức đầu tư đang rất phổ biến ở các nước ASEAN hiện nay.
5. Các dự án kêu gọi đầu tư
Tỉnh Salavan xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư gồm 5 dự án như sau:
- Điểm du lịch theo hình thức bảo tồn thiên nhiên núi Súc (huyện Sả-lạ-văn).
- Điểm kinh doanh dịch vụ tại đoạn đường qua Na-pồng (huyện Không-xê-đôn).
- Dự án chăn nuôi gia súc theo hình thức nông trại ở bản Cạ-thạng huyện Sả-lạ-văn.
- Dự án phát triển năng lượng điện gió và điện mặt trời tại huyện Lạ-khon-phêng hoặc tại huyện khác phù hợp.
- Dự án phát triển nhà máy xay xát gạo hiện đại tại huyện Va-pi./.